trungtamsachphapluattaichinh

Tìm kiếm sách


Bình Luận Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Phần Các Tội Phạm Xâm Phạm Hoạt Động Tư Pháp
Bình Luận Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Phần Các Tội Phạm Xâm Phạm Hoạt Động Tư Pháp
Mã sản phẩm: SPL 202101
Tác giả: Đinh Văn Quế
Nhà xuất bản: Thông Tin Truyền Thông
Số trang: 485 trang
Kích thước: 16x24 cm
Hình thức bìa: Bìa mềm
Năm xuất bản: 2021
Giá bìa: 300.000 VND
Giá khuyến mãi: 270.000 VND
Tình trạng: Đang có hàng

Tóm tắt nội dung:

Bình Luận Bộ Luật Hình Sự Năm 2015 Phần Các Tội Phạm Xâm Phạm Hoạt Động Tư Pháp

Trong những năm qua, nhất là sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02-6-2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành nhiều nghị quyết về hoạt động tư pháp nói chung, cho thấy hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng chuyển biến rõ rệt, số vụ án oan, sai giảm. Hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án cơ bản tuân thủ đúng quy định của pháp luật, chất lượng ngày càng được nâng cao, hạn chế oan sai, tạo chuyển biến tích cực theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về thực hiện quyền tư pháp; tôn trọng, bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Đại bộ phận cán bộ làm công tác tư pháp tận tụy với công việc, có tinh thần trách nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, công tác tư pháp vẫn còn một số hạn chế như: việc chấp hành pháp luật trong khởi tố, điều tra tội phạm có trường hợp chưa nghiêm; tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố chưa đạt chỉ tiêu; vẫn để xảy ra trường hợp oan, bỏ lọt tội phạm; công tác quản lý, giáo dục phạm nhân, quản lý người bị tạm giữ, tạm giam có mặt còn hạn chế; số người bị kết án phạt tù trốn ngoài xã hội, phạm nhân trốn khỏi nơi giam giữ hoặc phạm tội mới không giảm; công tác thi hành án hình sự tại cộng đồng chưa đáp ứng yêu cầu, chưa bảo đảm tính giáo dục, răn đe; năng lực, ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ tư pháp chưa cao, một số trường hợp sa sút phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật, phải xử lý hình sự*.

Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp không chỉ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử và thi hành án, mà còn xâm phạm đến quyền lợi của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, vì các quyền này được Nhà nước bảo vệ

*  Trích Điều 1 Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27-11-2019 của Quốc hội về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của viện kiểm sát nhân dân, của  tòa án nhân dân và công tác thi hành án.

thông qua các cơ quan tư pháp. Tuy nhiên, đối với từng tội phạm cụ thể, người phạm tội xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích của cơ quan, tổ chức hoặc của công dân và người phạm tội thông qua đó mà xâm phạm đến hoạt động tư pháp. Ví dụ: Hành vi dùng nhục hình, người phạm tội xâm phạm trực tiếp đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người nhưng thông qua đó mà người phạm tội đã xâm  phạm  đến hoạt động  tư pháp.

Các hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp cũng rất đa dạng, do đặc điểm về chủ thể của các tội xâm phạm hoạt động tư pháp không chỉ do những người tiến hành tố tụng thực hiện, mà tình trạng vi phạm pháp luật của công dân xâm phạm đến hoạt động tư pháp cũng diễn biến phức tạp; công tác thi hành án còn gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các vụ án hành chính.

Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể là những người tiến hành tố tụng thực tiễn xét xử không nhiều. Không phải các tội phạm này không xảy ra trong thực tế mà là do việc điều tra chứng minh rất khó khăn. Có lẽ đây là một đặc điểm nổi bật nhất đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà chủ thể lại chính là những người trong các cơ quan tư pháp, có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp.

Cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp là một vấn đề đang được các nhà khoa học pháp lý, các luật gia nghiên cứu và cũng là vấn đề Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm trong công cuộc cải cách tư pháp. Cùng với đó, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp quy định tại Chương XXIV Bộ luật Hình sự năm 2015** cũng có nhiều điểm mới so với Bộ luật Hình sự năm 1999. Vì vậy, việc hiểu và áp dụng các quy định đối với các tội phạm này trong việc đấu tranh và phòng ngừa là rất quan trọng.

Tiếp theo các cuốn “Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015…”, tác giả Đinh Văn Quế - Thạc sỹ Luật học, nguyên Thành viên Hội đồng Thẩm phán, Chánh Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông tiếp tục cho ra mắt bạn đọc cuốn “Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 (Phần thứ hai - Các tội phạm), Chương XXIV: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp”.

** Trong cuốn sách này, cụm từ “Bộ luật Hình sự năm 2015” được viết tắt là “Bộ luật Hình sự”.

Dựa vào các quy định tại Chương XXIV Bộ luật Hình sự năm  2015, so sánh với Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp; đối chiếu với thực tiễn, tác giả đã giải thích một cách khoa học về các dấu hiệu cấu thành các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, đồng thời nêu ra một số vấn đề vướng mắc trong thực tiễn áp dụng cần tiếp tục hoàn thiện.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách đến tất cả bạn đọc!

 

Hà Nội, tháng 6 năm 2021

Đinh Văn Quế

SẢN PHẨM CÙNG LOẠI

Đang online

Các thành viên : 10600
Content : 18
Liên kết web : 6
Số lần xem bài viết : 283208

Bảng Báo Giá Sách Mới

Xin Liên Hệ: ĐT 0913.044.029

Sản phẩm nổi bật

Giỏ hàng của bạn

Hỗ trợ trực tuyến

Hỗ Trợ Khách Hàng 0913044029

Số lượng truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
Hôm nay: Ngày 19 tháng 04 năm 2024

Liên Hệ Quảng Cáo

LHQC: 0 913.044.029 Văn bản quy phạm pháp luật

 

 




Về đầu trang